Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã có chính sách thu hút người Việt ở các nước gui tien tu nuoc ngoai ve Viet Nam rất hiệu quả, tuy nhiên, để dòng tiền này thực sự hữu ích vẫn là vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn.
Nguồn kiều hối dồi dào
Từ năm 1980, Việt Nam đã có hình thức hợp tác lao động - đưa người lao động sang các nước Xã hội chủ nghĩa (cũ) làm việc, vừa giải quyết vấn đề việc làm vừa tạo thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên số ngoại tệ thu về chưa đáng kể, hầu hết để trả công cho người lao động và trả nợ của Chính phủ đã vay mượn các nước để bảo vệ và xây dựng đất nước trong kế hoạch kinh tế 5 năm 1976-1980 (khi nguồn viện trợ từ phía các nước Xã hội chủ nghĩa giảm sút, đặc biệt, viện trợ từ Trung Quốc chấm dứt hoàn toàn từ năm 1977).
Từ năm 1991, hoạt động xuất khẩu lao động càng phát triển mạnh mẽ hơn, Việt Nam ký hợp tác lao động với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay, theo thống kê của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, có khoảng 500.000 lao động làm việc tại các nước bạn và quãng 4,5 triệu kiều bào đang sinh sống trên 101 nước ở khắp các châu lục, hàng năm đã gửi về cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn (đặc biệt là từ kiều bào sinh sống ở Mỹ, Úc, Canada).
Trước đây, nguồn kiều hối chuyển về tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng… nhưng những năm gần đây các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Trị, đặc biệt các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình... trở thành thị trường mới nổi về kiều hối chuyển về do có đông người đi xuất khẩu lao động. Nhờ kiều hối, chúng ta có thêm một nguồn thu ngoại tệ ổn định, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, giảm thâm hụt ngân sách cũng như thâm hụt thương mại với nước ngoài.