Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Hạch toán tiền gửi có kỳ hạn

Đặc điểm của tài khoản tiền gửi có kỳ hạn là người gửi tiền chỉ được rút tiền khi khoản tiền gửi đã đến hạn trả, trường hợp vì lý do nào đó người gửi tiền rút tiền ra trước hạn thì NH sẽ áp dụng chế tài không được hưởng lãi, hoặc áp dụng mức lãi suất thấp do NH quy định. Trường hợp đến hạn rút tiền nhưng người gửi không đến rút tiền thì coi như gửi tiếp kì hạn mới.

cách hạch toán tiền gửi có kỳ hạn
Cách hạch toán tiền gửi có kỳ hạn


Kế toán nhận tiền gửi


- Căn cứ vào giấy nộp tiền kế toán vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính. Hạch toán:

Nợ: – TK tiền mặt (SH 1011)
Có: – TK tiền gửi có kỳ hạn (SH 4222.xx)

- Khách hàng trích từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn chuyển sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: Căn cứ uỷ nhiệm chi kế toán ghi:

Nợ: – TK tiền gửi không kỳ hạn (SH 4221.xx)
Có: – TK tiền gửi có kỳ hạn (SH 4222.xx)

Kế toán chi trả tiền gửi


Khác với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, khi khách hàng rút tiền ở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn phải rút trọn số tiền của kỳ hạn.

- Khách hàng rút tiền bằng tiền mặt: Khách hàng lập giấy lĩnh tiền mặt, kế toán căn cứ giấy lĩnh tiền mặt ghi:

Nợ: – TK tiền gửi có kỳ hạn (SH 4222.xx)
Có: – TK tiền mặt (SH 1011)

- Cũng có thể khách hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn: Trong trường hợp này khách hàng làm giấy đề nghị chuyển tiền từ TK tiền gửi có kỳ hạn sang tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Căn cứ vào giấy đề nghị của khách hàng kế toán lập chứng từ, hạch toán:

Nợ: – TK tiền gửi có kỳ hạn (SH 4222.xx)
Có: – TK tiền gửi không kỳ hạn (SH 4221.xx)

Kế toán trả lãi tiền gửi có kỳ hạn


Việc trả lãi tiền gửi có kỳ hạn cho người gửi tiền được thực hiện khi đáo hạn (trả cùng gốc). Tuy nhiên thực hiện nguyên tức cơ sở dồn tính thì hàng tháng tiến hành tính lãi và hạch toán số lãi đó vào tài khoản chi phí trả lãi đối ứng với TK “lãi phải trả cho tiền gửi”. Khi đáo hạn người gửi tiền rút gốc kế toán hạch toán trả lãi cho khách hàng từ tài khoản “lãi phải trả cho tiền gửi” tổng số tiền lãi.

Tính lãi tiền gửi có kỳ hạn áp dụng phương pháp lãi đơn (tính theo món).

Công thức tính lãi hàng tháng:

Tiền lãi = Số tiền gửi vào x lãi suất tiền gửi/tháng

Sau khi tính được số lãi phải trả, kế toán lập chứng từ, hạch toán:

Nợ: – TK chi phí trả lãi (tiểu khoản thích hợp)
Có: – TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 4911)

Khi khách hàng đến lĩnh lãi (cùng gốc) kế toán lập phiếu chi lãi, hạch toán:

Nợ: – TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 4911)
Có: – TK thích hợp (TK tiền mặt hay TK tiền gửi không kỳ hạn)

Nguồn: http://www.dankinhte.vn/hach-toan-tien-gui-co-ky-han/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét