Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Giải pháp đáp ứng vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Với khoảng 90% số doanh nghiệp (DN) Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), là lực lượng sản xuất hàng hóa, dịch vụ rất quan trọng, không chỉ tạo ra khoảng 40% GDP cho nền kinh tế, mà còn là các địa chỉ tạo ra an ninh việc làm trong độ tuổi lao động xã hội. Tuy nhiên để sản xuất, không nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay có đủ “đầu vào” là: vốn, nguyên nhiên vật liệu, công nghệ và mặt bằng sản xuất; Cũng như vậy những khó khăn ở đầu ra: giá cả, thị trường, chính sách xuất nhập khẩu và chính sách khuyến khích sản xuất trong nước... Trong bài viết ngắn này chỉ xin đi thẳng vào một trong số những khó khăn ở đầu vào là vốn cho sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ và đề xuất có tính gợi mở một số giải pháp nhằm gợi ý chính sách và cơ chế tháo gỡ các khó khăn mang tính “muôn thuở” về vấn đề này của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.


Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, con đường tìm vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ từ trước tới nay gần như duy nhất là tìm đến Ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên hầu như doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn luôn có xu hướng “kêu” khó tiếp cận vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ? Vậy những khó khăn mà các tổ chức tín dụng (TCTD) thường gặp khi cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Có phải do TCTD “cửa quyền” hay không. Câu trả lời thực ra trước hết nằm ở phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các chính sách vĩ mô liên quan hơn là ở phía “rườm rà thủ tục” của TCTD. Thực tế, từ lâu, có văn bản và cả không thành văn bản thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều được các NHTM coi là khách hàng “truyền thống”, nhưng buồn nỗi là chỉ “truyền thống” về phương diện nhóm khách hàng, loại khách hàng, chứ ít doanh nghiệp vừa và nhỏ nào trở thành khách hàng truyền thống với tư cách là pháp nhân đích danh giữ được mối quan hệ lâu dài, chung thủy, có uy tín với NHTM cụ thể nào đó như NHTM cầu mong. Để ý rằng hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏlà thành phần kinh tế tư nhân và cổ phần (trừ các Công ty con của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước), thường có những khó khăn mang tính “muôn thuở” bởi chính qui mô “vừa và nhỏ”. Trong khi đó, bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài “nỗi khổ” vì “yếu, bé, nhẹ cân” còn bị chịu cảnh cạnh tranh không đồng chất vì yếu thế về các quyền lợi tiếp cận tài nguyên quốc gia như: mặt bằng, lao động, công nghệ, đào tạo, thị trường...so với các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Nếu không sớm có các qui định chuẩn mực hóa thông qua hệ thống các tiêu chí hay các điều kiện mới và/hoặc nói một cách thẳng thắn là các chuẩn mực về “tư cách” vay vốn ngân hàng cho sản xuất, kinh doanh thì tiếng “kêu” khó tiếp cận vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ vẫn còn như vị thế của nó vậy. Đơn giản là vì vốn ngân hàng hầu hết là tài sản bằng tiền tạm thời nhàn rỗi của người dân và tổ chức, còn vốn tự có của ngân hàng dù vượt mức yêu cầu theo qui định của Basel 2 là trên 9% so với tài sản có, thì cũng chỉ là “muối bỏ bể” so với tổng nguồn vốn mà NHTM với tư cách là trung gian tài chính đi huy động từ các thành phần trong nền kinh tế để kinh doanh. Mặt khác, bản thân các NHTM trước hết cũng là những DN, cũng tham gia “chia” lợi nhuận bình quân và cũng vì mục tiêu lợi nhuận được tạo ra từ khu vực sản xuất, dịch vụ của nền kinh tế để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Chính lẽ đó, phải xem xét vấn đề tiếp cận vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở mối quan hệ lợi ích giữa DN này với DN khác trong môi trường thị trường cạnh tranh, chứ không thể theo thói quen lâu nay người vay thường coi ngân hàng như là “cơ quan nhà nước”, thậm chí coi NHTM như là nơi “cửa quyền” ban phát vốn cho DN này mà không “ban phát” vốn cho DN khác. Trong khi ngoài nguồn vốn tự có, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như chỉ “nhìn” vào NHTM và một phần nhờ tính đặc thù của từng ngành hàng mà giữa các DN và hoặc giữa DN với bên bán hàng và bên mua hàng sử dụng vốn “gối đầu” của nhau để duy trì sản xuất và tiêu thụ hàng hóa... Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không thể tự mình huy động được bằng con đường “lên sàn” để phát hành trái phiếu công ty hay cổ phiếu tăng vốn... mà điều này cũng rất cần phải sớm nghiên cứu để đưa ra cơ chế thích hợp cho loại doanh nghiệp vừa và nhỏ được “có mặt” bình đẳng trên sàn giao dịch chứng khoán.

giải pháp đáp ứng vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các giải pháp đáp ứng vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Về giải pháp cho việc biến tiềm năng khách hàng rất lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nguồn vốn trên thị trường tài chính nói chung và thị trường tín dụng ngân hàng nói riêng, theo tôi có 2 nhóm giải pháp, gồm phát huy các chính sách đã có và đề xuất các chính sách, cơ chế từ ý tưởng mới.

a/ Về phát huy các chính sách và cơ chế đã có

- Hiện nay, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực nông thôn (sản xuất chế biến, tiêu thụ nông sản và phát triển công nghiệp, xây dựng nông thôn...) đã có cơ chế tiếp cận vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại theo Nghị Định 41/2010/NĐ-CP. Theo đó: NHNN là cơ quan đầu mối phối hợp với các Bộ, các chính quyền địa phương và các Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Thanh niên... đồng trách nhiệm tổ chức các hình thức tư vấn và tổ chức tạo thuận lợi cho các đối tượng được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và phía các ngân hàng được hưởng những chính sách ưu đãi về mức dự trữ bắt buộc, mức tái cấp vốn, tái chiết khấu cho những TCTD nào có tỷ trọng dư nợ lớn cho các đối tượng của Nghị định và nhất là các đối tượng có dự án khả thi về phát triển nông nghiệp, nông thôn...; 

- Về môi trường cạnh tranh, hàng ngàn Công ty, DNNN đã đồng loạt được điều chỉnh thống nhất bởi Luật Doanh nghiệp chung có hiệu lực từ ngày 01/7/2010. Đây là một sự kiện pháp lý đánh dấu việc hội nhập thị trường của các Công ty Nhà nước và cũng sẽ là cơ hội cho môi trường thị trường ngày càng đồng chất hơn, lành mạnh và minh bạch hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát huy lợi thế về vị thế mới này trong việc tiếp cận vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường...  

- Ngoài ra, về cơ chế, nhiều NHTM lớn đã tự thành lập và/hoặc liên kết với các Công ty bảo hiểm tín dụng cho mình, theo đó khách hàng vay vốn tiêu dùng hay sản xuất được ưu tiên mua sản phẩm bảo hiểm giá rẻ hơn thị trường bảo hiểm truyền thống để được hưởng quyền lợi bảo hiểm trả nợ thay khi khách hàng bị rủi ro ở những mức cụ thể nào đó theo hợp đồng sản phẩm, làm cho cả ba bên: Ngân hàng, khách hàng và đơn vị Bảo hiểm đều có lợi trong việc người vay nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng được tiếp cận vốn  cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng một cách “có bảo hiểm” – Công ty bảo hiểm độc lập của TCTD sẽ “thừa kế hóa” trách nhiệm trả nợ thay cho người thừa kế đương nhiên khi chủ nợ không thể hoàn nợ (do phá sản, tai nạn lớn, bệnh hiểm nghèo mất khả năng lao động và/hoặc biến mất theo nhiều nghĩa..., )... 

Tuy nhiên, các giải pháp về chính sách, về cơ chế dịch vụ bảo hiểm và/hoặc bảo lãnh v.v hiện hành mới chỉ là những điều kiện hỗ trợ và/hoặc những phương án tình thế sau cùng hay là những giải pháp để bổ sung niềm tin cho việc cung ứng tín dụng của TCTD cho bên vay nói chung và cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Để giải bài tóan vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải bổ sung các giải pháp mạnh và thiết thực hơn.

b/ Nhóm giải pháp về ý tưởng làm nền cho chính sách, cơ chế mới

Cần phải có hành lang pháp lý để “đỡ đầu” cho việc ra đời các giải pháp mang tính chiến lược, tính cụ thể, sát thực tế và dễ xác định trách nhiệm hơn, đó là: TCTD phải có quyền pháp định về việc được biết “tư cách” hay đúng ra là quyền được biết “năng lực” trả nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các kênh thông tin được kiểm duyệt một cách chính qui, có tính bản chất của hoạt động tín dụng. Theo đó, các thông tin này càng ngày càng phải cấu thành một cách bắt buộc và đầy đủ vào “tư cách” đã được xác thực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó là các kênh:

i. Thông tin tín dụng khách hàng: gồm năng lực tài chính, độ tin cậy của phương án trả nợ, lý lịch tiếp cận tín dụng, năng lực Ban điều hành của doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm năng thị trường đầu ra của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việt Nam đã có Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN đang quản lý một kho thông tin tín dụng khách hàng từ trách nhiệm báo cáo của TCTD và từ nguồn DN đệ trình để tham gia xếp hạng tín dụng, được lưu trữ qua nhiều năm. Gần đây Nghị định số 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng đã ra đời, trong đó cho phép thành lập các Công ty cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng ngoài công lập, cũng sẽ là một kênh tham khảo quan trọng để bổ sung cho quyết định phương án cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của TCTD;

ii. Kênh giao dịch bảo đảm thông qua các hình thức chứng thực của cơ quan có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc chứng thực, chứng nhận tính đúng pháp lý của các tài sản đảm bảo khoản vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

iii. Kênh kiểm toán nội bộ và nhất là kiểm toán độc lập cũng là kênh mới phát triển, nhưng vô cùng cần thiết, không chỉ cho TCTD thẩm định tính đúng đắn của các báo cáo tài chính DN, mà báo cáo tài chính có dấu xác nhận đã qua kiểm toán cũng rất cần cho tất cả các cơ quan thu thập và cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng;

iv. Phải xác lập cơ chế “số hóa” đối với mọi doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, trên cơ sở những văn bản pháp lý đã có và sẽ có, những cơ quan cung ứng thông tin tín dụng đã và sẽ hiện hữu; các Công ty kiểm toán độc lập đã và sẽ hình thành..., cần có văn bản pháp lý bắt buộc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có cũng như sẽ ra đời trong tương lai phải bổ sung và/hoặc buộc phải khai vào tờ “khai sinh” của mình các thông tin liên quan đến: số và/hoặc mã số đăng ký cung cấp thông tin về tài chính và hoạt động với đơn vị dịch vụ thông tin tín dụng chuyên nghiệp nào; số và/hoặc chứng nhận đăng ký chọn đơn vị kiểm toán độc lập nào làm cơ quan kiểm toán độc lập cho mình; Văn phòng Luật Sư nào bảo vệ quyền lợi cho mình...ngoài những thủ tục đăng ký mã số thuế, mã, nhãn mác, logo hàng hóa v.v tất cả những thông tin trên phải gắn với số hiệu của giấy phép kinh doanh gốc của doanh nghiệp vừa và nhỏ không thay đổi trong suốt đời hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ (dù doanh nghiệp vừa và nhỏ đó thay tên, thay địa điểm...trừ khi công bố phá sản hay sáp nhập vào đơn vị khác). Tính đích danh và minh bạch ban đầu kèm theo “tần suất” theo qui định các thông tin được cập nhật cụ thể tùy theo loại thông tin mang tính bắt buộc chung sẽ tháo dỡ được các rào cản về thủ tục hành chính, thời gian thẩm định... của ngân hàng đối với việc tiếp cận vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tóm lại, những khó khăn của các bên cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn sẽ dần được tháo gỡ, nếu trước hết các cấp có thẩm quyền, các nhà quản lý, các nhà khoa học và đặc biệt là vai trò chủ thể của chính các đối tượng cũng như Hội nghề nghiệp cùng đồng thuận tháo gỡ những khó khăn về tư cách tiếp cận vốn trên TTTC nói chung và vốn tín dụng ngân hàng nói riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó là việc đồng thời khai thác triệt để những chính sách tốt còn hiệu lực và phát triển các chính sách đỡ đầu cho những cơ chế tiếp cận vốn mới, có hiệu quả đích thực cho đông đảo doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta.

TS. Nguyễn Đại Lai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét