Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Gửi tiết kiệm ngân hàng cho các bé là xu hướng mới

Hiện nay, dịch vụ lập sổ gửi tiết kiệm ngân hàng cho trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi được nhiều ngân hàng mở ra. Về hình thức, quyển sổ tiết kiệm sẽ mang tên bé, thuộc quyền sở hữu của bé, nhưng cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp vẫn là người đại diện mở sổ, đến gửi tiền hay rút tiền.
Gửi tiết kiệm ngân hàng cho con là xu hướng mới
Gửi tiết kiệm ngân hàng cho con là xu hướng mới của các bậc phụ huynh
Chị Thanh Hằng (quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh) - phụ huynh của một cậu bé năm tuổi - vừa hào hứng khoe lên facebook chiếc sổ gửi tiết kiệm ngân hàng mới mở cho con. Nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ tỏ ra rất thích thú, quan tâm chia sẻ thông tin về dịch vụ này. Nó cho thấy đây là một nhu cầu của không ít người.

Hiện cũng có nhiều cách tiết kiệm cho tương lai con cái như tham gia các loại hình bảo hiểm. Tuy nhiên, dịch vụ tiết kiệm cho con đã thu hút được nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ với số tiền gửi và thời gian phù hợp.

Vợ chồng chị Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đánh dấu bước ngoặt của con gái khi bé bước vào lớp 1 với một tài khoản mở tại ngân hàng. Cứ mỗi tháng, những khoản tiền liên quan đến con như phần thưởng do học giỏi, tiền tiêu vặt, tiền có được do giúp việc nhà cho bố mẹ, cộng thêm khoản tiền tương ứng do chính vợ chồng chị trích ra, sau đó dắt cháu đến ngân hàng đóng vào tài khoản.

Chị Hòa cho biết, với cách làm này, cháu rất hào hứng. Mỗi ngày, con gái chị siêng giúp đỡ việc nhà để được thưởng tiền, các khoản tiêu vặt cũng được tiết kiệm tối đa... để mong tới tháng có được khoản tiền kha khá cùng mẹ tới ngân hàng gửi vào tài khoản của chính mình.

Đơn cử, với gói tài khoản Superkid của một ngân hàng, phụ huynh có thể lựa chọn nộp thêm bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản tại quầy, hay tự đăng nhập ngân hàng trực tuyến để chuyển tiền vào tài khoản. Đặc biệt, khách hàng có thể linh hoạt gửi thêm tiền vào tài khoản Superkid bất cứ lúc nào với bất kỳ số tiền nào mà vẫn đảm bảo được hưởng lãi của kỳ hạn đã chọn.

Ví dụ, bố mẹ mở Superkid kỳ hạn 1 năm vào tháng 1, nộp số tiền ban đầu là 500.000 đồng, đến tháng 4 bé có tiền mừng sinh nhật là 2 triệu đồng, phụ huynh gửi tiếp cho bé vào tài khoản thì số tiền 2,5 triệu đồng vẫn được hưởng lãi suất kỳ hạn 1 năm cho 9 tháng gửi còn lại, so với tiết kiệm thường thì lãi suất áp dụng sẽ cao hơn.

Hiện nay, ở nhiều vùng nông thôn dịch vụ tiết kiệm này đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều gia đình với số tiền tiết kiệm phù hợp và thời gian linh hoạt. Chị Hồng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) làm nghề trồng lúa và chăn nuôi gia súc, sau khi thu hoạch mùa vụ chị cũng tiết kiệm được vài triệu đồng.

Ngoài chi phí sinh hoạt gia đình, chị đã dành 2 triệu đồng để gửi vào tài khoản tiết kiệm “Lớn lên cùng yêu thương” cho con. “Hình thức này giống như bảo hiểm cho con từ nhỏ nhưng chủ động, linh hoạt hơn, bình quân lãi suất cao hơn và không phải đóng tiền theo tháng nên phù hợp với nông dân chúng tôi”, chị Hồng chia sẻ.

Bên cạnh những tiện ích mà sản phẩm mang lại, để phát triển hình thức tiết kiệm cho trẻ, các ngân hàng cũng liên tục đưa ra những ưu đãi, tặng quà. Một số ngan hang tmcp kết hợp tiền gửi với bảo hiểm. Theo đó, các trẻ đứng tên tài khoản được hưởng các quyền lợi bảo hiểm do ngân hàng cung cấp.

Theo một chuyên gia ngân hàng, việc mở sổ tiết kiệm cho trẻ em sẽ giúp ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm tiết kiệm, mở rộng các dịch vụ ngân hàng, giúp ngân hàng huy động được nguồn vốn sạch. Về phía khách hàng sẽ có thêm nguồn dự trữ cho con trong tương lai. Đây là một hình thức bảo hiểm nhân thọ cho con từ nhỏ nhưng linh hoạt hơn, không bắt buộc phải đóng tiền theo tháng và bình quân lãi suất cao hơn.

Dịch vụ tiền gửi này ngày càng xuất hiện phổ biến do đáp ứng được nhu cầu. Với một khoản tiền nhỏ hằng tháng, cha mẹ có thể tiêu xài hết hoặc tích lũy cho con qua tài khoản ngân hàng. Gửi ngân hàng vài trăm ngàn đồng/tháng nghe có vẻ ít nhưng nếu tích lũy nhiều năm sẽ thành số tiền lớn giúp cha mẹ nuôi con ăn học. Tiền gửi tiết kiệm ngân hàng dài hạn cho trẻ em cùng với quỹ hưu trí tự nguyện nếu được nhân rộng sẽ là nguồn vốn dài hạn cho đầu tư phát triển xã hội...

Nguồn:

http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tiet-kiem-danh-cho-tre.html
 
Xem thêm tại tin tức ngan hang tmcp phuong dong.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét