Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Đánh thuế lãi tien gui tiet kiem: Không đồng tình

Hôm qua 9-11, Quốc hội (QH) tiếp tục thảo luận dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Phòng chống bạo lực trong gia đình. Với dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân, đa số đại biểu (ĐB) QH không đồng tình với quy định đánh thuế đối với lãi tien gui tiet kiem và đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 5 triệu đồng/tháng.

Tien gui tiet kiem là tiền dành dụm 

phản đối quy định đánh thuế lãi tien gui tiet kiem
Lãi tien gui tiet kiem tại ngân hàng liệu sẽ phải chịu thuế thu nhập? Ảnh: VIỆT DŨNG

Những ý kiến phản đối đánh thuế lãi tien gui tiet kiem cho rằng quy định này không khả thi và làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngành ngân hàng. ĐB Đặng Thị Phượng (Tây Ninh) phân tích: Tâm lý của người gửi tiết kiệm ở nước ta thường xem đó là khoản tien gui tiet kiem để dành, nếu bị đánh thuế, người dân sẽ có rất nhiều cách để “lách luật”.

ĐB Trần Hồng Việt (Cần Thơ) lo ngại: “Người ta phải tính toán, lo cho hậu vận khi về già, không phải người nào gửi tiết kiệm cũng là người giàu”. ĐB Dương Thu Hương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của QH, đã nêu đa số những người gửi tiết kiệm không phải là đầu tư mà là tiết kiệm thực sự, là để dành dụm khi ốm đau, bệnh tật… “Tôi tha thiết đề nghị Quốc hội cần tính toán kỹ việc tính thuế đối với tiền lãi từ gửi tiết kiệm”, bà Hương nói. 

Ngoài ra, căn cứ theo giải trình của Chính phủ, số tiền phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ lãi tien gui tiet kiem không lớn. ĐB Châu Thị Lê (Bình Thuận) đã thẳng thắn đề nghị: “Nếu không ảnh hưởng nhiều tới thu ngân sách thì chưa nên đưa vào diện chịu thuế trong đợt này”.

Giảm trừ gia cảnh: 5 triệu đồng hay cao hơn nữa?

Dù phương án giảm trừ gia cảnh mà Chính phủ trình là 4 triệu đồng/tháng đối với cá nhân người nộp thuế và 1,6 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc phải nuôi dưỡng, nhưng đa số ĐB lại muốn quy định giảm trừ gia cảnh 5 triệu đồng/tháng đối với cá nhân người nộp thuế, và 2 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc phải nuôi dưỡng. “Nếu so mức bình quân thu nhập và mức chi tiêu, đặc biệt ở các TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có nhu cầu sinh hoạt cao, giá cả đắt thì mức giảm trừ 4 triệu đồng/tháng không đảm bảo”, ĐB Đặng Thị Phượng (Tây Ninh) nói. ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái) đề nghị: “Cần tính toán kỹ lại, biết đâu năm 2009 lại là 6 triệu đồng/tháng thì sao!”.

Chống bạo lực trong gia đình: Hòa giải là chủ yếu


Cũng hôm qua, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Đa số ĐB đều tán thành với việc cần thiết phải ban hành luật song vẫn băn khoăn về tính khả thi của dự án luật và đề nghị cần nâng cao vai trò của các tổ chức trong việc hòa giải.

ĐB Triệu Thị Bình (Yên Bái) băn khoăn, và đề nghị bỏ quy định về hành vi cưỡng bức quan hệ tình dục và có hành vi khác xâm phạm đến đời sống tình dục. Vì hành vi này trên thực tế có xảy ra, nhưng lại được coi là chuyện riêng và là điều tế nhị trong mỗi gia đình; tổ chức và người có trách nhiệm không thể biết được để xem xét, xử lý. 

ĐB Trần Thanh Khiêm (Cà Mau) nhìn nhận, bạo hành, bạo lực trong gia đình diễn ra rất đa dạng: đột xuất có, thường xuyên có, chu kỳ có, vui buồn, đau khổ lẫn lộn đan xen… nên rất phức tạp, muốn giải quyết vấn đề, phải đồng bộ rất cao về giáo dục, về kinh tế - xã hội, kể cả giáo dục về pháp luật. ĐB Néang Kim Cheng (An Giang) cũng cho rằng, xử lý bạo lực trong gia đình là vấn đề hết sức tế nhị, nên phương châm cần thiết là “hàn gắn”, đồng thời lấy giáo dục thuyết phục là chủ yếu để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Tranh luận tại hội trường: Có phải bênh vực người giàu?


ĐB TÀO HỮU PHÙNG, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của Quốc hội: Đại gia không nộp thuế thì ai nộp?

Một yêu cầu rất quan trọng của Luật Thuế thu nhập cá nhân là phải điều tiết thu nhập và kiểm soát thuế thu nhập cá nhân, nghĩa là điều tiết người giàu sang người nghèo. Tôi thấy một số vị ĐB rất nhạy cảm, hình như bênh vực người giàu, ví dụ như đánh thuế lãi tien gui tiet kiem. Theo dự luật, những người có 700 triệu đồng trở lên gửi tiết kiệm, lãi suất 1 tháng 5 triệu đồng mà nộp thuế chỉ có 250.000 đồng. Nước ta còn rất nghèo, nếu bênh vực các đại gia, người giàu cũng không phải nộp thuế thì ai nộp thuế ở đất nước này? Quan điểm của luật thuế là phải khoan sức dân, nhưng phải khoan sức dân đại đa số. Chúng ta phải cân nhắc, giữa khoan sức dân và nộp thuế thu nhập. 

ĐB HUỲNH THÀNH LẬP (TPHCM): Không phải là bênh vực người giàu!
Tôi không đồng tình với ý kiến ĐB cho là nếu không thu thuế thu nhập từ tiền lãi tiết kiệm là bênh vực người giàu, bênh vực đại gia. đại gia có tiền, họ sẽ đưa vào kinh doanh chứ chẳng ai đi gửi tiết kiệm. Thậm chí, họ còn phải đi vay ngân hàng để đầu tư.

Tien gui tiet kiem là tiền dành dụm, tích góp dần, lo cho hậu sự, phòng bệnh đau, lo cho con cháu. Những người gửi tiết kiệm, vì lớn tuổi, vì năng lực và số tiền tích cóp được không đủ để đưa vào kinh doanh, đa số cán bộ hưu trí, người cao tuổi, người già, người neo đơn gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để hàng tháng có ít lãi để chi tiêu, bổ sung cho chi phí gia đình. Một số cô bác, cử tri hưu trí gặp tôi, đề nghị tôi thưa với QH và Bộ trưởng Bộ Tài chính là nên xem lại đồng lương hưu trí. Hoàn cảnh đa số cán bộ hưu trí không chỉ chi tiêu hàng ngày bằng đồng lương mà còn từ tiền lãi tiết kiệm tích cóp được.


BẢO MINH – HÀ MY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét