Đọc những tin tức liên quan đến vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng, tôi thấy dường như người dân quan tâm đến cô gái vừa phải nhận hình phạt tù chung thân thì ít, mà quan tâm đến chuyện Vietinbank vô can thì nhiều.
Người dân quan tâm vậy cũng đúng, tôi cũng thế thôi. Vì dù gì chuyện Huyền Như lừa đảo thì cũng lừa rồi, còn chuyện tương lai là nếu tôi có tiền, tôi gui tien tiet kiem, bị ai đó lừa lấy mất thì sao, chẳng lẽ tôi cũng mất sạch như những người đang bị trong vụ Huyền Như hay sao? Còn nếu không, chẳng lẽ tôi tới ngân hàng rồi ăn vạ? Vậy cũng không ổn.
Thế nên tôi nghĩ tại sao chẳng có công ty bảo hiểm nào cung cấp dịch vụ bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm nhỉ? Bảo hiểm ở đây là bảo hiểm cho tôi chứ không phải bảo hiểm cho ngân hàng. Như là tôi mua nhà, sợ bị cháy, tôi mua bảo hiểm cháy nổ, tôi đi xe, sợ bị tai nạn, tôi mua bảo hiểm tai nạn, đại loại thế. Tức là giờ tôi gửi 500 triệu đồng vào một ngân hàng, tôi mua bảo hiểm cho khoản tiền đang gửi đó, nếu có ai lừa đảo, lấy hết tiền của tôi thì bảo hiểm sẽ chi trả. Vậy, còn hơn như giờ, cả mấy công ty, mấy ngân hàng có nằm xuống mà ăn vạ thì khả năng đòi được tiền của Huyền Như theo tôi chỉ 1% là hết mức. Còn Vietinbank đã được tòa tuyên là vô can rồi.
Gui tien tiet kiem, cần được bảo hiểm
Chắc ai cũng thấy suy nghĩ của tôi thuộc loại "có một không hai", vì bảo hiểm tiền gửi có rồi mà. Ơ, nhưng bảo hiểm tiền gửi là do ngân hàng đóng cho khách gui tien tiet kiem, tiền của những người gửi trên kia, theo tòa, đâu có vào tài khoản ngân hàng đâu mà được mua bảo hiểm? Với lại nếu có mua, bảo hiểm tiền gửi cũng chỉ chi trả khi ngân hàng phá sản. Mà ở Việt Nam, từ khi Bảo hiểm tiền gửi ra đời việc ngân hàng phá sản là chưa có. Bảo hiểm tiền gửi thu vào thì nhiều mà chi ra hầu như không đáng kể, cho vài quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp thiếu thanh khoản.
Nói câu chuyện vui này với Phó Tổng giám đốc một ngân hàng, ông bảo sao lại làm thế. Vậy chẳng khác nào bảo ngân hàng chẳng phải chỗ đáng để cất giữ tài sản, hay giữ tiền. Mà nguyên tắc đầu tiên, bất di bất dịch bao nhiêu năm nay đối với một ngân hàng là chữ tín phải làm đầu. Thế mới có những cụm từ như “cho vay tín chấp”, tức tin thì cho vay, không có tài sản thế chấp gì cả. Nếu để khách phải tự mua bảo hiểm chả khác nào người dân chẳng tin vào ngân hàng. Thế thì chết, ông này bảo.
Ví dụ vậy, để hỏi là người dân biết tin vào đâu nhỉ, khơi khơi gui tien tiet kiem, được làm giấy tờ đầy đủ, lại mất sạch, mà chẳng biết đòi ở đâu. Một công ty có vốn 300 tỉ đồng, đem vô ngân hàng bị lừa hết 200 tỉ, thế là hoạt động teo tóp hẳn. Bà Tổng giám đốc nước ngoài 10 giờ đêm còn gọi cho tôi để hỏi “ủa, sao tiền của công ty tôi lại mất được hả cô?”. Tôi chịu, cứ ú ớ như chả hiểu tiếng Anh cho đỡ ngại vậy.
Tôi không biết ý tưởng của tôi có được các công ty bảo hiểm suy nghĩ, cân nhắc không. Nếu có chắc họ phải trả tiền cho tôi, vì đã giúp họ bán được thêm một sản phẩm mới. Họ mà cứ dùng ý tưởng của tôi để kinh doanh không xin phép, tôi sẽ kiện họ ra tòa cho xem.
Thanh Thương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét