Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm dài hạn cũng theo nhau giảm

Không chỉ hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm từ 1-6 tháng, các ngân hàng sáng nay còn mạnh tay với các kỳ hạn dài nhằm giảm chi phí vốn.

Ngay sau quyết định điều chỉnh toàn bộ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại nhiều nhà băng đồng loạt được điều chỉnh từ sáng nay (18/3), về cao nhất 6% cho các kỳ hạn dưới 6 tháng. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng đều để mức huy động kỳ hạn 1, 2 tháng - các kỳ hạn được người gửi tiền ưa thích nhất - ở mức thấp hơn nhiều so với trần.

Như tại 4 "ông lớn" quốc doanh, lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở kỳ hạn một và hai tháng chỉ từ 5-5,5%. Tại kỳ hạn 3-5 tháng, lãi suất hầu hết được niêm yết ở 6% một năm. Ở một ngân hàng cổ phần khác là Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), lãi suất giảm từ hôm qua (17/3) nhưng mọi kỳ hạn từ một đến năm tháng đều chỉ 5,5% một năm.

lãi suất tiền gửi tiết kiệm dài hạn cũng giảm
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn đồng loạt về không quá 6% một năm. Ảnh: Anh Quân.

Trao đổi với VnExpress.net, đại diện phòng quản lý nguồn vốn của một ngân hàng quốc doanh giải thích, lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn thấp sẽ giảm mạnh nhưng ngân hàng vẫn phải để mức huy động cao nhất 6% cho kỳ hạn 3, 4 và 5 tháng để chia sẻ với người gửi tiền. Tuy nhiên, vị đại diện này cho hay, không chỉ kỳ hạn ngắn mà các khoản tiền gửi trên 12 tháng cũng phải điều chỉnh giảm.


Trần lãi suất cao nhất (cho mọi kỳ hạn) của nhiều đơn vị cũng được điều chỉnh giảm sau quyết định hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn. Như tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), lãi suất từ 6-11 tháng giảm từ 7% về 6,5% một năm. Kỳ hạn trên 12 tháng trước đây được hưởng lãi suất 8% nay chỉ còn 7% một năm. Tương tự với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngoại thương (Vietcombank), lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cũng chỉ trên 7% một năm.

Ở khối nhà băng cổ phần, lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dài 12 tháng của DongABank chỉ còn 7,1% từ ngày 18/3. Mức cao nhất ở một số đơn vị khác cũng chỉ 8% một năm.

Thông tin lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm đã xuất hiện từ cuối tuần trước. Khi đó, đại diện một ngân hàng quốc doanh cho biết do chưa nhận được công văn điều chỉnh từ Ngân hàng Nhà nước nên đơn vị này chờ tới 18/3 mới chính thức hạ lãi suất. "Vì thế, lượng khách đến gửi tiền tăng đột biến vào hôm qua. Ngoài một số người gửi mới, lượng khách đến cầm cố sổ tiết kiệm cũ chưa đến ngày đáo hạn để gửi tiền, hưởng lãi suất cao trong ngày cuối cùng cũng khá đông", nữ lãnh đạo này cho biết.

Vay cầm cố là việc người dân sẽ nhận được vay khoản tiền mới từ sổ tiết kiệm cũ để gửi tiếp vào với mức lãi suất tiết kiệm chưa bị giảm. Tuy nhiên, một nữ giao dịch viên tại ngân hàng cổ phần trên phố Xã Đàn (Hà Nội) cho biết, cách này chỉ nên áp dụng cho những khách gần đến ngày tất toán sổ. "Sổ còn hạn nhiều thì nên để nguyên, sẽ lãi hơn", cô nói.

Trả lời tại cuộc họp báo 17/3, Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cho rằng ông tin tưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn sẽ có mối liên quan trực tiếp đến dài hạn. Từ đó, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi với những khoản vay dài hạn.

Ông Nguyễn Tiến Đông - Phó tổng giám đốc Agribank cho biết, chỉ số CPI trong 3 tháng đầu năm trong chiều hướng thấp, người gửi tiền vẫn có lợi nếu gửi trên 12 tháng lãi suất trên 7%.

Còn ông Trần Xuân Hoàng - Phó tổng giám đốc BIDV cho rằng, đợt hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm này sẽ không ảnh hưởng nhiều tới nguồn vốn của các ngân hàng. "Tốc độ tăng trưởng vốn cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng nên hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm là hợp lý, tạo điều kiện giảm chi phí cho vay. Riêng với BIDV, mức độ ảnh hưởng đến huy động vốn có giảm nhưng sẽ không nhiều. Từ đầu năm tín dụng của BIDV tăng trưởng 1,6%, huy động vốn vẫn tăng 3,2% dù lãi suất đã hạ", ông giải thích.

Thanh Thanh Lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét