Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Lưu ý khi vay mua oto, điện thoại

Vay mua oto hay mua điện thoại để có thể sở hữu những món đồ giá trị này khi chưa đủ tiền không có gì xấu. Nhưng bạn cần tính kỹ khả năng trả nợ trước khi tiêu dùng, tránh vướng nợ xấu một khoản vay nhỏ, ảnh hưởng tới khả năng vay vốn trong tương lai.

Chỉ với giấc mộng "lên đời", không hiếm người đã không quan tâm đến những vấn đề về tương lai mà quyết định vay tiền để có thể sở hữu được những chiếc xế khủng để thể hiện đẳng cấp của mình. 

Nhiều người đã viêm màng túi khi chọn vay mua ôtô
Hãy suy nghĩ thật kỹ khi vay mua  ôtô để tránh được cảnh nợ nần.

Trên thực tế, rất nhiều người, chủ yếu là giới trẻ phải "vay trước, trả sau" mới sắm được các vật dụng có giá trị cho bản thân, từ điện thoại, tivi, xe máy hay thậm chí là xe ôtô. Trong khi đa phần đã thành công với hình thức này, tất toán xong các khoản nợ thì không ít người lại rơi vào cảnh nợ nần vì sự thiếu tính toán khi vay mua oto hay những tài sản có giá trị.

Theo các chuyên gia, việc phải trông chờ vào tiền vay mượn để sở hữu những đồ dùng giá trị không có gì là xấu và thậm chí rất phù hợp với xu hướng hiện nay. Ở các nước phát triển, vay tiêu dùng là hình thức được sử dụng rất rộng rãi, miễn là người vay ý thức được khả năng trả nợ của mình. 

Một trong những lưu ý khi vay tiêu dùng là cần cân nhắc kỹ khả năng trả nợ. Một số chuyên gia khuyên người tiêu dùng có thể tham khảo nguyên tắc 20-10 nhằm giúp xác định mức tín dụng có thể chi trả. Cụ thể, nếu không tính các món vay thế chấp, số tiền vay tiêu dùng tối đa bạn không nên nhiều hơn 20% thu nhập ròng hàng năm. Đồng thời, khoản chi trả cho những món nợ này không nên vượt quá 10% thu nhập ròng hàng tháng của bạn.

Trong trường hợp không có khoản vay thế chấp nào, bạn có thể vay tiêu dùng (vay mua oto, sửa nhà,..) với tỷ lệ trên thu nhập nhiều hơn nhưng thời hạn vay phải không quá dài. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng để việc trả nợ (cả lãi và gốc) chỉ chiếm tối đa 30-40% thu nhập hàng tháng.

Với những khoản vay dưới 10 triệu hoặc dưới 50 triệu đồng, hình thức vay phổ biến là qua công ty tài chính tiêu dùng hoặc mở hạn mức thẻ tín dụng ở ngân hàng. Cả hai cách vay này đều phải chịu lãi suất cao, ít nhất 15% một năm và cao nhất có thể lên tới 72%, 80% một năm với một số công ty tài chính. Vì vậy, theo chuyên gia, để tránh những "bẫy" thanh khoản,  người tiêu dùng cần nắm vững cách tính lãi suất, được tính trên dư nợ giảm dần hay trên dư nợ gốc. "Trong trường hợp vay qua mở thẻ tín dụng, bạn nên tìm hiểu thêm mình có bao nhiêu ngày không bị tính lãi trên số tiền đã chi tiêu", ông nói.

Thực tế cho thấy, tại Việt Nam hiện nay, để vay tiền một công ty tài chính không khó, thu nhập chỉ từ 6 triệu đồng một tháng bạn có thể vay trả góp hay thậm chí là vay tín chấp. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay của hầu hết các tổ chức tín dụng, nếu tất toán sớm bạn sẽ phải trả một khoản phí phạt. Không chỉ vậy, nhiều trường hợp, nhân viên tư vấn lãi suất một đằng nhưng số tiền phải trả lại một nẻo, cao hơn rất nhiều. Do đó, một nguyên tắc nằm lòng người tiêu dùng cần nhớ theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu là phải "đọc kỹ sử dụng trước khi dùng" và người vay phải có trách nhiệm hỏi kỹ các điều khoản của hợp đồng. 

Lưu ý tiếp theo được chuyên gia nêu là bạn phải theo dõi kỹ, sát sao lịch trả nợ. Dù vay số tiền ít hay nhỏ, mọi lịch sử tín dụng của bạn đều được ghi lại. Do đó, nếu để nợ quá hạn, có thể bạn sẽ khó vay tiền trong tương lai. Không ít người chi tiêu qua thẻ tín dụng nhưng thường xuyên quên ngày thanh toán hoặc trả thiếu. Phí phạt trả chậm theo quy định cũng không hề thấp. Tương tự, với các khoản vay tín chấp ở công ty tài chính, ngay sau khi có lương hàng tháng, bạn nên để riêng khoản tiền này để chi trả. 

Nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét