Ý kiến của ông Cao Sỹ Kiêm về lai suat ngan hang |
Trong hai tháng đầu năm các ngân hàng đua nhau giảm lai suat ngan hang cho vay và giảm mạnh lãi suất huy động. Liệu làn sóng giảm lãi suất này có ảnh hưởng gì đến thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn. Phóng viên báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này.
- Trong hai tháng đầu năm, thanh khoản các ngân hàng khá dồi dào, nguồn vốn tiền dư lớn, phải chăng người dân có xu hướng chọn ngân hàng là kênh đầu tư an toàn, thưa ông?
- Ngân hàng thừa vốn do đầu năm là tiền nhàn dỗi của người dân nhiều, trong khi các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, các nghành kinh tế khác đang khó khăn, lại có nhiều rủi ro.
Do đó ngân hàng hiện vẫn là kênh đầu tư được ưa chuộng nhất vì an toàn mà chắc chắn có lãi, vì vậy người dân đẩy mạnh gửi tài khoản và gửi tiết kiệm. Đấy là nguồn gốc tăng lên của nguồn tiền gửi vào các ngân hàng.
- Nhiều ngân hàng cho vay VND ở mức dưới 6%/năm, thấp hơn cả lai suat ngan hang huy động nhưng tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn, theo thống kê trong 2 tháng đầu năm đã có tới 1.900 doanh nghiệp ngừng, tại sao lại có nghịch lý này, thưa ông?
- Cần phải đi sâu hơn vào thực tế của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngừng sản xuất hay giải thể là có nguyên nhân từ trước như nợ xấu, sản xuất co hẹp, công nhân đình trệ, làm không có lãi, thường số doanh nghiệp này không được tiếp vốn vì không đủ tiêu chuẩn vay, tiếp tục hỗ trợ nên nên đã yếu lại càng yếu và “chết” lại càng “chết thêm”.
Còn về phía ngân hàng thì áp lực kinh doanh khá lớn do những quy định siết chặt lại nợ xấu nên nhiều doanh nghiệp khó có thể hấp thụ được nguồn vốn. Còn những doanh nghiệp vẫn còn có khả năng vay thì tiếp tục hoạt động và dần phục hồi trở lại.
- Tại sao, trong khi thanh khoản khá dồi dào mà các ngân hàng vẫn tiếp tục hạ lãi suất. Nhiều ngân hàng còn cho biết, mức tín dụng của họ đang ở mức âm nhưng vẫn đẩy mạnh việc huy động vốn?
- Ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn vì muốn giữ thị trường, giữ khách hàng và chắt chiu đồng vốn của mình. Nếu không huy động đều thì nguồn vốn cho ngân hàng sẽ bị cắt giảm, sau này khôi phục lại sẽ rất khó.
Nguồn vốn vào, buộc phải có nguồn vốn ra nên trong khi chưa dư ra được thì vẫn phải huy động tiết kiệm, huy động tiền gửi để giữ khách hàng, giữ thị phần và giữ thương hiệu.
- Vậy chạy đua giảm lãi suất thì các ngân hàng sẽ gặp khó khăn như thế nào?
- Tất nhiên chạy đua lãi suất thì các ngân hàng sẽ phải một số khó khăn, có thể kể như: Khi giảm lãi suất thì chi phí cho ngân hàng sẽ giảm đi, chi phí cho doanh nghiệp sẽ giảm đi, lợi nhuận giảm đi nên điều khoản kinh doanh thấp nếu ngân hàng nào không tính toán, cân đối giỏi sẽ bị lỗ.
- Lai suat ngan hang cho vay thấp hơn lãi suất huy động sẽ ảnh hưởng đến thị trường chung như thế nào không, thưa ông?
- Chắc chắn không có ngân hàng nào để lãi suất cho vay dưới lãi suất huy động mà lỗ ngay cả, đó là cách cơ cấu cái cao cái thấp để lấy cao bù thấp, giới hạn an toàn là phải đảm bảo hòa vốn.
Thêm nữa, việc hạ lãi suất cho vay với mức thấp là cách để ngân hàng đẩy mạnh vốn ra thị trường, nhưng mức lãi suất rẻ cũng tùy thuộc vào từng ngân hàng cân đối các chi phí để quyết định. Nếu đưa ra lãi suất thấp mà để lỗ thì chắc chắn không có ngân hàng nào thực hiện mà để lỗ cả.
Thanh Huyền
Nguồn:
http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/doanh-nghiep/lai-suat-thap-thi-ngan-hang-cung-khong-lo-a24428.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét