Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 6 tháng đầu 2014, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 3,52%, trong khi tại buổi sơ kết hoạt động NH 6 tháng đầu năm vừa diễn ra, Thống đốc vẫn “lên dây cót” cho cả hệ thống đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng của cả năm 2014 là 12-14%.
Tien gui tiet kiem vẫn là kênh đầu tư hợp lý. |
Điều này đồng nghĩa là từ nay đến cuối năm, tăng trưởng tín dụng phải đạt gần gấp 3 so với nửa đầu năm. Dù thực tế tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm, nhưng để đạt được mục tiêu đề ra là không dễ, khi mà nền kinh tế đang rất khó khăn, tổng cầu quá yếu, khiến cho nhiều doanh nghiệp (DN) không dám vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Câu chuyện lãi suất cao làm khó DN thực sự đã không còn là vấn đề chính, vì dù có hạ lãi suất, DN cũng không dễ gì vay vốn. Qua phản ánh từ một số NHTM, trước tình trạng tín dụng tăng thấp, họ lo ngại trước khả năng NHNN điều hành lãi suất giảm thêm để kích thích tín dụng.Theo các NH, tương quan giữa lạm phát và lãi suất tiền gửi cho thấy đang ở mức độ tương đối phù hợp; hơn nữa, nếu giảm thêm lãi suất, sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh.“Đừng nên hạ lãi suất thêm nữa, vì đó không phải là vấn đề cơ bản. Cái chính là DN có chịu vay mở rộng sản xuất, kinh doanh hay không”, lãnh đạo một NH nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho rằng, mức lãi suất huy động hiện nay tại các NH phù hợp với kỳ vọng thị trường. Dù thực tế, việc hạ lãi suất huy động là cơ sở giảm lãi suất cho vay, nhưng hiện nay, nhóm khách hàng muốn lãi suất cho vay thấp không phải là khách hàng khó khăn mà là khách hàng VIP. Bên cạnh đó, theo ông Thắng, hạ lãi suất nữa sẽ rất nguy hiểm. Hiện, lãi suất huy động USD khá thấp, chỉ ở mức 1%/năm đối với cá nhân, còn DN chỉ 0,25%/năm. Vì vậy, khó có thể kéo thêm được nữa. Nếu hạ lãi suất huy động VND thêm 0,5 – 1%/năm, lúc đó, chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền chỉ còn 3%. Nếu so sánh mức ổn định tỷ giá chỉ dao động 2% theo cam kết của cơ quan quản lý, cùng với độ chênh lãi suất thu hẹp, rất có thể người dân sẽ chuyển dần từ nắm giữ VND sang USD. Như vậy, nguy cơ các NH sẽ thiếu hụt nguồn tiền VND và, điều quan trọng nữa là, mục tiêu chống đô la hóa lại bị ảnh hưởng nhất định. “Do đó, mức lãi suất huy động hiện nay là phù hợp, khuyến khích người dân gửi tiền”, ông Thắng nhấn mạnh.
Phân tích về mức lãi suất tien gui tiet kiem, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng hiện tại, so với chỉ số lạm phát thì người gửi tiền đang được hưởng lãi suất đảm bảo thực dương, và tỷ suất sinh lợi thu được thì cũng tương xứng với kỳ vọng của các kênh đầu tư khác. Xét trên tổng thể bối cảnh hiện nay, nhiều người dân không dám lựa chọn quyết định mạo hiểm như trước đây là đầu tư vào vàng, chứng khoán và bất động sản, mà theo xu thế tìm đến sự an toàn trong đầu tư. Và kênh gửi tiết kiệm là một lựa chọn hợp lý trong thời điểm này. Hiện, tien gui tiet kiem lãi suất huy động phổ biến ở mức 6%/năm kỳ hạn ngắn và có thể lên 8,5 – 9%/năm nếu gửi tại kỳ hạn trên 12 tháng. Như vậy, có thể thấy, mức lãi suất mà các NH đưa ra hiện nay vẫn đủ hấp dẫn những người có tiền nhàn rỗi từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng.
Câu chuyện lãi suất cao làm khó DN thực sự đã không còn là vấn đề chính, vì dù có hạ lãi suất, DN cũng không dễ gì vay vốn. Qua phản ánh từ một số NHTM, trước tình trạng tín dụng tăng thấp, họ lo ngại trước khả năng NHNN điều hành lãi suất giảm thêm để kích thích tín dụng.Theo các NH, tương quan giữa lạm phát và lãi suất tiền gửi cho thấy đang ở mức độ tương đối phù hợp; hơn nữa, nếu giảm thêm lãi suất, sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh.“Đừng nên hạ lãi suất thêm nữa, vì đó không phải là vấn đề cơ bản. Cái chính là DN có chịu vay mở rộng sản xuất, kinh doanh hay không”, lãnh đạo một NH nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho rằng, mức lãi suất huy động hiện nay tại các NH phù hợp với kỳ vọng thị trường. Dù thực tế, việc hạ lãi suất huy động là cơ sở giảm lãi suất cho vay, nhưng hiện nay, nhóm khách hàng muốn lãi suất cho vay thấp không phải là khách hàng khó khăn mà là khách hàng VIP. Bên cạnh đó, theo ông Thắng, hạ lãi suất nữa sẽ rất nguy hiểm. Hiện, lãi suất huy động USD khá thấp, chỉ ở mức 1%/năm đối với cá nhân, còn DN chỉ 0,25%/năm. Vì vậy, khó có thể kéo thêm được nữa. Nếu hạ lãi suất huy động VND thêm 0,5 – 1%/năm, lúc đó, chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền chỉ còn 3%. Nếu so sánh mức ổn định tỷ giá chỉ dao động 2% theo cam kết của cơ quan quản lý, cùng với độ chênh lãi suất thu hẹp, rất có thể người dân sẽ chuyển dần từ nắm giữ VND sang USD. Như vậy, nguy cơ các NH sẽ thiếu hụt nguồn tiền VND và, điều quan trọng nữa là, mục tiêu chống đô la hóa lại bị ảnh hưởng nhất định. “Do đó, mức lãi suất huy động hiện nay là phù hợp, khuyến khích người dân gửi tiền”, ông Thắng nhấn mạnh.
Phân tích về mức lãi suất tien gui tiet kiem, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng hiện tại, so với chỉ số lạm phát thì người gửi tiền đang được hưởng lãi suất đảm bảo thực dương, và tỷ suất sinh lợi thu được thì cũng tương xứng với kỳ vọng của các kênh đầu tư khác. Xét trên tổng thể bối cảnh hiện nay, nhiều người dân không dám lựa chọn quyết định mạo hiểm như trước đây là đầu tư vào vàng, chứng khoán và bất động sản, mà theo xu thế tìm đến sự an toàn trong đầu tư. Và kênh gửi tiết kiệm là một lựa chọn hợp lý trong thời điểm này. Hiện, tien gui tiet kiem lãi suất huy động phổ biến ở mức 6%/năm kỳ hạn ngắn và có thể lên 8,5 – 9%/năm nếu gửi tại kỳ hạn trên 12 tháng. Như vậy, có thể thấy, mức lãi suất mà các NH đưa ra hiện nay vẫn đủ hấp dẫn những người có tiền nhàn rỗi từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét