Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Lừa đảo trên mạng để gui tien tu nuoc ngoai ve viet nam

Lên mạng tìm kiếm người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài, sau đó cướp nick của họ để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người thân trong danh sách bạn bè bằng cách nhờ mua thẻ cào điện thoại với số lượng lớn. Thủ đoạn phạm tội trên đang được các đối tượng "truyền nghề" cho nhau trên mạng xã hội khiến không ít người sập bẫy…



Nhiều hành vi lừa đảo rồi gui tien tu nuoc ngoai ve viet nam đang được các đối tượng thực hiện rất tinh vi



Giả làm Việt kiều để lừa đảo


Ngày 21/8 vừa qua, Đại tá Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) Công an Hà Nội cho biết,  qua điều tra, đơn vị vừa bắt giữ một đối tượng dùng thủ đoạn cướp nick facebook của những người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối tượng bị bắt là Lê Việt Anh (19 tuổi) ở khu phố 4, phường 1, thị xã Quảng Trị.

Tại Cơ quan điều tra, Việt Anh khai nhận khoảng cuối năm 2013, anh ta lên mạng xã hội facebook tìm kiếm những người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại nước ngoài. Sau khi dò tìm qua hình ảnh và thông tin đăng công khai trên mạng facebook, Việt Anh đã tìm được một Việt kiều là chị Nguyễn Thị Loan, có nick Loan Nguyễn Thị, đang sống tại Hồng  Công. Tiếp tục nghiên cứu thông tin trên trang facebook của chị Loan, Việt Anh tìm được một người bạn gái  thân của chị trong danh sách bạn bè.

Việt Anh lập một nick facebook tương tự, dùng hình ảnh của người bạn này làm ảnh đại diện, kết bạn với chị Loan. Không nghi ngờ gì, chị Loan chấp nhận kết bạn và cứ nghĩ người bạn thân của mình mới lập thêm nick mới. Biết chị Loan đã bị "dính bẫy", bằng nick giả mạo này, Việt Anh chát hỏi chị Loan cho mượn tài khoản facebook để đăng ký email, mở thẻ tín dụng. Chị Loan tin tưởng người bạn thân nên vô tư cung cấp tài khoản và mật khẩu facebook của mình giúp bạn.

Với những thông tin này, Việt Anh đã thay đổi mật khẩu, xóa số điện thoại và địa chỉ email của chị Loan đăng ký trên facebook, thay  bằng địa chỉ email mới với mục đích để chị Loan không thể khôi phục được facebook của mình.

Sau khi đã chiếm quyền kiểm soát facebook của chị Nguyễn Thị Loan, dựa vào nội dung tin nhắn, Việt Anh phát hiện chị Loan có một người chị em họ là chị Nguyễn Thị V., đang sinh sống tại Hà Nội. Những tin nhắn của họ cho thấy hai người khá thân thiết, thường xuyên trao đổi thông tin với nhau. Việt Anh dùng nick facebook của chị Loan nhắn tin cho chị V. với nội dung nhiều người Việt Nam ở Hồng Công có nhu cầu sử dụng thẻ cào điện thoại của Việt Nam để chuyển đổi sang mã quốc tế và giao dịch mua bán hàng trên mạng,  nếu buôn thẻ cào có thể lãi gấp đôi giá trị so với trong nước.

Việt Anh đề nghị chị V. cùng hợp tác làm ăn chung với lời hứa sẽ trích phần trăm hoa hồng cao cho chị V. Việt Anh bảo chị cung cấp tên, số điện thoại di động, số tài khoản ngân hàng tại Việt Nam để chuyển tiền về nhờ mua thẻ cào. Sau đó, Việt Anh dùng phần mềm nhắn tin miễn phí trên mạng Internet nhắn vào điện thoại của chị V. với nội dung ngân hàng đã chuyển 40 triệu đồng vào tài khoản.

Việt Anh giải thích do việc gui tien tu nuoc ngoai ve viet nam nên khoảng 2-3 ngày sau, tiền mới về đến Việt Nam. Nhìn thấy tin nhắn có đầu số quốc tế +xxxxx… nên chị V. tin là thật, vội đi mua 40 triệu đồng thẻ cào điện thoại các loại, cào chuyển mã thẻ cho Việt Anh qua tin nhắn facebook. Việt Anh dùng các mã thẻ cào đó nạp vào tài khoản game rồi rút tiền mặt chiếm đoạt.

Mấy ngày sau kiểm tra tài khoản không thấy có tiền, chị V. ra ngân hàng hỏi thì được biết không có ai gui tien tu nuoc ngoai ve viet nam cho chị . Liên lạc trực tiếp với chị Nguyễn Thị Loan qua điện thoại, chị V. mới biết việc em họ đã bị cướp nick facebook. Chị V. làm đơn gửi Phòng PC50 Công an Hà Nội trình báo, đề nghị làm rõ kẻ lừa đảo.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Đội 5 - Phòng PC50 đã làm rõ và bắt giữ Lê Việt Anh khi anh ta đang ở một quán nét tại Quảng Trị lên mạng tìm kiếm "con mồi" mới.

Tại Cơ quan Công an, Việt Anh khai nhận được bạn bè trên mạng Internet "truyền" cho thủ đoạn lừa đảo trên. Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Việt Anh về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" theo Điều 226b Bộ luật Hình sự.


Cảnh báo người dùng facebook


Theo Trung tá Hà Thị Hằng, Phó trưởng phòng PC50 Công an Hà Nội, thủ đoạn cướp nick facebook, giả mạo người thân nhờ mua thẻ cào điện thoại chiếm đoạt tài sản như vụ việc nêu trên, tuy không mới nhưng vẫn có khá nhiều người mắc bẫy. Chỉ tính riêng trong 2 tháng 5 và 6/2014, PC50 đã tiếp nhận 10 đơn trình báo của người dân tại Hà Nội, với số tiền bị chiếm đoạt lên tới trên 300 triệu đồng.

Điển hình như trường hợp chị Nguyễn Thị B. ở Đan Phượng, Hà Nội. Chị B. có người cậu ruột đang sinh sống tại Đức. Qua facebook, chị B. kết bạn với một người bạn của cậu là chị Phượng đang sống tại Nga. Ngày 27/5, chị B. nhận được tin nhắn của người cậu nhờ mua hộ chị Phượng 5 triệu đồng thẻ cào điện thoại Viettel.

Đồng thời, chị B. cũng nhận được tin nhắn trên facebook của chị Phượng cho biết nhiều người Việt ở Nga có nhu cầu mua thẻ điện thoại Việt Nam  chuyển sang mã thẻ quốc tế để sử dụng mua sắm hàng hóa tại siêu thị cho tiện lợi, vì thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng ở nước ngoài rất khó khăn. Sau khi chị B. chuyển mã thẻ cào đủ số tiền 5 triệu đồng, trong ngày 27/5, nick facebook mang tên chị Phượng tiếp tục nhờ vả mua thẻ cào điện thoại nhiều lần nữa, với tổng số tiền đến cuối ngày là 50 triệu đồng.

Phượng nhắn tin cho chị B. nói đã chuyển 70 triệu đồng vào tài khoản của chị B. để trả 50 triệu tiền mua thẻ, còn 20 triệu là tiền hoa hồng từ việc kinh doanh thẻ chị B. được hưởng. Tuy nhiên, do tiền chuyển qua hệ thống ngân hàng quốc tế nên khoảng 3 ngày sau, tiền mới về được Việt Nam.

Ngay hôm sau, 28/5, Phượng tại nhắn tin trên facebook nhờ chị B. mua tiếp 50 triệu đồng thẻ cào của cả 3 nhà mạng Viettel, Mobiphone và Vinaphone. Chị B. nhắn tin qua facebook của người cậu ruột hỏi ý kiến thì được người cậu xác nhận việc kinh doanh thẻ cào của Phượng là thật.

Không những thế, nick mang tên người cậu ruột còn nhắn: "Cứ gửi cho nó đi, cậu chịu trách nhiệm" khiến chị B. hoàn toàn tin tưởng. Trong ngày 28/5, chị B. bỏ ra 150 triệu đồng để mua thẻ cào, chuyển mã thẻ cho "Phượng" qua tin nhắn facebook. Sau khi đã nhận đủ, "Phượng" còn dặn chị B. đốt hết số thẻ đã cào để tránh lộ mã thẻ.

Ba ngày sau, chị B. không nhận được tiền của "Phượng" gửi qua ngân hàng. Liên lạc với "Phượng" qua facebook không được, chị B. gọi điện thoại trực tiếp cho  cậu ruột mới biết mình đã bị lừa. Kẻ xấu đã giả mạo facebook của người cậu ruột, cướp nick của chị Phượng để thực hiện màn kịch lừa đảo đối với chị B.

Ngoài thủ đoạn giả làm người thân để lừa đảo như trên, theo cảnh báo của PC 50 trên mạng xã hội facebook còn xuất hiện một số hacker chuyên đi cướp nick facebook bằng cách tung ra những đường link hấp dẫn người xem, thực chất có chứa mã độc. Khi người dùng facebook click chuột vào những đường link này liền bị báo lỗi truy cập và đề nghị nhập lại tài khoản facebook.

Khi người sử dụng làm theo hướng dẫn, vô tình đã bị đối tượng trộm cắp mật khẩu, từ đó chiếm quyền kiểm soát facebook để thực hiện hành vi lừa đảo, hoặc khai thác thông tin đời tư của người có facebook vào mục đích xấu như tống tiền, cưỡng đoạt tài sản…

Hiện nay, với sự phát triển mạnh của mạng xã hội facebook đã góp phần thu hẹp khoảng cách không gian, trở thành một kênh thông tin liên lạc  quan trọng và tiện lợi của  những người Việt Nam ở nước ngoài với người thân, bạn bè trong nước. Tuy nhiên, facebook cũng đang bị những đối tượng xấu lợi dụng để hoạt động phạm tội. Chúng thường chọn cách hack facebook của những người Việt Nam đang sống tại nước ngoài, sau khi chiếm quyền kiểm soát sẽ nghiên cứu lịch sử chat của họ để tìm ra những người thân nhất rồi dùng những lời lẽ tương tự như vậy để nói chuyện với bị hại, tạo niềm tin rồi thực hiện việc lừa đảo nạp thẻ cào điện thoại.

Hầu hết những người bị hại đến trình báo Cơ quan Công an đều cho biết nhầm tưởng đó là người thân của mình nên không chút nghi ngờ, không gọi điện xác minh. Nếu như trước đây, các đối tượng hay nhắn tin nhờ nạp thẻ điện thoại gấp thì nay, chúng chuyển sang "kịch bản" kinh doanh thẻ cào điện thoại có lợi nhuận cao để dụ người thân trong danh sách bạn bè hợp tác làm ăn. Với kịch bản mới này, chúng dễ dàng chiếm đoạt tiền với số lượng lớn vì nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng đầu tư kinh doanh thẻ cào.

Cơ quan Công an khuyến cáo, những người sử dụng facebook cần cảnh giác khi dùng các ứng dụng trên mạng, không nên truy cập vào những trang web lạ, những đường link lạ để tránh bị hacker xâm nhập chiếm quyền quản trị, sau đó dùng facebook vào mục đích xấu. Khi nhận được thông tin của người thân yêu cầu nạp tiền, mua hộ thẻ cào… tốt nhất nên liên lạc điện thoại trực tiếp để trao đổi, kiểm tra thông tin, không nên nạp tiền ngay khi chưa xác minh chính xác.

Nguồn:
http://antg.cand.com.vn/vi-VN/hosointepol/2014/9/83963.cand

Xem thêm tại tin tức ngan hang tmcp phuong dong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét