Lãi suất tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm cần có những thay đổi hợp lý
Ngân hàng này đầu tuần này hạ thêm 0,2% lãi suất cho hầu hết các kỳ hạn tiền gửi, kéo lãi suất huy động thấp nhất xuống 4,8%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và lãi suất cao nhất đứng ở mức 6,8%/năm đối với kỳ hạn trên hai năm, trong khi lãi suất huy động trên thị trường các NH vẫn đang bám sát quanh mức trần quy định 6%/năm đối với hầu hết các kỳ hạn.
Thông tin NH sẽ chủ động đưa lãi suất xuống thấp không nằm ngoài dự báo của giới phân tích tài chính, cho dù đây đó có thông điệp rằng “khó hạ thêm lãi suất”, nhưng bởi nguyên do sức tiêu thụ vốn của nền kinh tế rất thấp trong những tháng qua nên NH không thể “bơm” vốn được.
Trước đó Agribank đã phải dừng các chương trình huy động chứng chỉ tiền gửi, một số ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước khác đã cắt giảm tối đa chi phí khuyến mãi huy động vốn. Thế nhưng, sự kiện ngan hang tmcp nói trên hạ lãi suất huy động vào ngày 25/8 đã làm rất nhiều chi nhánh của NH này trăn trở, khi mà định mức khoán cho người huy động vốn không giảm. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp (DN) có tiền gửi ở ngân hàng này đều bất ngờ vì kế hoạch tài chính quý III của họ bị đảo lộn, khi những DN này đồng thời có số dư tiền gửi tại các ngân hàng khác đến ngày 30/9/2014 mới đáo hạn hoặc đến kỳ thanh toán.
“Chúng tôi có tiền gửi ở nhiều NH khác nhau, ngoài lượng chi trả thường nhật. Thời gian này DN đưa vào NH một lượng vốn rất lớn, chuẩn bị cho tháng 10 thanh toán nhập hàng hóa Tết và kế hoạch sản xuất năm sau. Khi NH giảm lãi suất huy động, DN sẽ buộc phải cân nhắc để tiền ở NH nào tối ưu nhất. Cho dù thời gian chỉ một tháng, rất đáng phải tính toán”, lãnh đạo tài chính một tổng công ty nhà nước cho biết.
Nhiều NH dư thừa vốn không cho vay ra được nhưng vẫn phải trả lãi đều đặn cho những khoản tiền gửi theo tuần, thậm chí tiền gửi không kỳ hạn phải có thêm chi phí cho những DN lớn để giữ chân khách hàng. Ví như mặt hàng xăng dầu, gas… hơn 2/3 các DN trọng yếu đang nhập khẩu về kinh doanh trên thị trường trong nước. Một NH giành được hợp đồng cung cấp vốn và thanh toán cho những DN nhập khẩu nhiên liệu thì phải trả cho họ lãi suất tiền gửi thanh toán mở, có một cơ chế riêng trong việc bán ngoại tệ thanh toán những mặt hàng nhập khẩu.
Thực tế đối với nhiều dự án kinh doanh của các công ty nhà nước thời gian gần đây, các NHTM Nhà nước cho vay với lãi suất 6%/năm - bằng với trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng do NHNN quy định. Các NHTM Nhà nước hiện nay phải gánh 2 vai: một vai giữ phần vốn nhà nước đảm bảo sinh lời, vai còn lại phải thực thi các công cụ thị trường. “Lúc thì đổ lên vai nhiệm vụ chính sách nặng hơn, khi thì cơ chế thị trường bấu víu lấy vai kinh doanh. Nền kinh tế khó khăn mà lại phải gánh hai vai như chiếc cầu bập bênh đang thách thức người cầm lái đồng vốn nhà nước”, lãnh đạo một NHTMCP Nhà nước nói.
Trong khi thị trường liên NH và các kênh đầu tư tài chính không dễ kiếm lời, tỷ lệ vốn được mua trái phiếu Chính phủ đối với một TCTD càng ngày càng bị giới hạn trên vốn chủ sở hữu. Để có nguồn thu công cụ cho vay vẫn phải tiên phong mới có dịch vụ thanh toán theo sau.
Theo các NH, để có được nguồn vốn giá rẻ họ đã sử dụng tối đa nguồn tiền gửi từ tài khoản thẻ, tuy số dư không nhiều nhưng tương đối ổn định để phát triển các dịch vụ kèm theo. Việc ngân hàng trên chủ động hạ lãi suất tiền gửi xuống thấp hơn mặt bằng chung của thị trường tuần này có thể sẽ mất một lượng khách hàng tiền gửi nhất thời, nhưng sẽ là chiến lược kéo giãn căng thẳng dư thừa vốn, đồng thời tuân thủ chỉ đạo của NHNN về chủ trương hỗ trợ cho nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng. Có lẽ, theo sau sẽ là những NH khác phải điều chỉnh giảm lãi suất đầu vào để có lãi vay thấp hơn.
Nguồn:
http://www.vinacorp.vn/news/tu-cuu-minh/ct-565396
Xem thêm tại tin tức ngan hang tmcp phuong dong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét