Cho vay vốn kinh doanh với hình thức không thế chấp |
Hình thức cho vay vốn kinh doanh không thế chấp
Thực chất, không có khái niệm về hình thức vay tín chấp mà là cho vay có bảo đảm và không bảo đảm.
Việc phân loại hình thức này thực ra chỉ là phân nhóm dựa vào những tiêu chí nhân định như:
- Mục đích vay: vay vốn kinh doanh, cho vay nông nghiệp,...
- Thời gian vay: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Hình thức trả: thời hạn hoặc không thời hạn.
- Mức độ tín nhiệm: có bảo đảm, không bảo đảm.
Trong đó, cho vay không bảo đảm là
loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của
người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách
hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả
năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu suất và phương án kinh doanh
hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung là tài sản bảo
đảm.
Lý do của việc thế chấp tài sản khi vay vốn kinh doanh
Lý do của việc thế chấp tài sản khi vay vốn kinh doanh
Những công ty lớn và những khách hàng có hạng tín dụng cao khi vay vốn kinh doanh không cần đến tài sản thế chấp thì ngược lại, những khách hàng thuộc diện mức tín dụng thấp hay doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có tài sản thế chấp.
Việc sử dụng tài sản thế chấp sẽ giúp người cho vay cảm thấy an tâm và tự tin hơn khi cho vay vì sau khi vay, người cho vay đã nắm trong tay một phần tài sản của phía đi vay, trong trường hợp bên đi vay không đủ khả năng chi trả cho khoản vay thì phía cho vay vẫn nắm giữ một phần tài sản của đối tác.
Tóm lại, tài sản đảm bảo chỉ là nguồn
trả nợ bổ sung cho khoản vay bên cạnh nguồn trả nợ chính yếu đến từ dòng
tiền của phương án kinh doanh (cash flow). Tuy nhiên, nguồn trả nợ này
lại đến sau hoạt động phân tích tín dụng với 4C đầu tiên để đánh giá
phần lớn mức độ tin cậy của một khách hàng. Vì vậy, tăng cường khả năng
cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là điều cần thiết trong quá trình
hoàn thiện nghiệp vụ tín dụng ở Việt Nam – đây là chủ trương đúng đắn
của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng phải đi kèm với sự hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng
nội bộ phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế để áp dụng hiệu
quả vào việc phân loại nợ, đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng.
Nguồn sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét