Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Gui tien tiet kiem thế nào cho phù hợp

Gui tien tiet kiem để tích lũy tài chính là chuyện hầu như mỗi gia đình đều nghĩ đến. Tuy nhiên, lựa chọn hình thức gui tien tiet kiem nào để vừa phù hợp thu nhập và nhu cầu chi tiêu của mỗi gia đình, vừa hiệu quả, lại không hề đơn giản.

Gửi góp hằng tháng

Chọn cách gui tien tiet kiem phù hợp
Cách gui tien tiet kiem ngày càng linh hoạt, mang đến tiện ích và hiệu quả cho người gửi - Ảnh: D.Đ.Minh


Chị Thanh, nhân viên một cửa hàng thời trang tại Q.3, TP.HCM, kể từ trước đến nay chị luôn nghĩ muốn gui tien tiet kiem thì phải có tối thiểu vài ba chục triệu đồng trở lên mới mang ra gửi ngân hàng (NH) một lần. Tuy nhiên, với lương tháng ở mức 4 triệu đồng, cộng với tiền lương của chồng thì sau khi chi tiêu cho gia đình, cố gắng dè sẻn lắm chị cũng chỉ để dành được 1,5-2 triệu đồng/tháng. “Tích góp cả năm cũng chỉ dư được gần 20 triệu đồng thì đến dịp tết lại muốn mua sắm thêm món này món kia… Cứ như thế qua bao nhiêu năm mà tiền tích lũy chẳng tăng được bao nhiêu. Sau tết dư ra khoảng chục triệu, ít quá nên ngại đến NH gửi. Mà giữ tiền mặt trong người, cứ thấy gì hay hay lại dễ chi ra lắm…”, chị Thanh chia sẻ.

Tuy nhiên, từ giữa năm vừa rồi, chị Thanh được một người bạn giới thiệu hình thức gửi tiết kiệm góp hằng tháng nên mở ngay một sổ, để rồi cứ có chút tiền nào chị đều đem gửi cộng vào sổ tiết kiệm. “Đã gửi vào NH rồi thì không sợ bị hao hụt như lúc trước để tiền trong nhà. Không lẽ cần 500.000 đồng hay 1 triệu đồng thì chạy ra NH rút tiền, vừa tiếc vừa ngại mất thời gian, thủ tục… nên ráng cầm cự. Nhờ vậy mà mình tích lũy được nhiều hơn”, chị Thanh hồ hởi.

Tương tự, Ngọc - nhân viên kế toán chưa lập gia đình có mức lương 6 triệu đồng - lựa chọn hình thức ggui tien tiet kiem tích góp hằng tháng cố định. Cụ thể, Ngọc đăng ký chuyển số dư định kỳ 3 triệu đồng hằng tháng từ tài khoản lương (tài khoản không kỳ hạn) sang tài khoản tiết kiệm tự động ở cùng NH và xem như “của để dành”. Tài khoản tiết kiệm tự động này được đăng ký kỳ hạn một năm và được tính lãi suất 6%/năm theo số dư gốc. “Cách này vừa giúp em  tích lũy được nhiều hơn và nhận được lãi suất cao hơn để tiền dư trong tài khoản không kỳ hạn”, Ngọc chia sẻ và cho biết sau 2 năm đi làm cô để dành được nhiều hơn một số bạn bè dù có người lương cao hơn nhưng không tích lũy định kỳ như cô.

Chọn hình thức và kỳ hạn gửi


Hiện nay hầu hết các NH đều có sản phẩm tiết kiệm gửi góp hằng tháng. Tuy nhiên, không phải NH nào cũng cho khách hằng gửi góp linh hoạt như trường hợp của chị Thanh (gửi bất kỳ lúc nào với số tiền bất kỳ) mà chỉ quy định gửi góp định kỳ với số tiền tối thiểu từ 2-3 triệu đồng/tháng như trường hợp của Ngọc. Còn những NH có sản phẩm tiết kiệm gửi góp linh hoạt thì đa số yêu cầu số tiền tối thiểu mỗi lần gửi là 200.000 đồng. Do đó, với những người không có thu nhập ổn định thì nên tìm hiểu kỹ và chỉ nên chọn hình thức gửi góp linh hoạt để không quá căng thẳng khi đến kỳ gui tien tiet kiem.

Bên cạnh đó, một số NH còn có dịch vụ tiết kiệm gửi góp cho phép bố, mẹ đóng vai trò là người giám hộ mở tài khoản tiết kiệm gửi góp đứng tên con. Con đóng vai trò là chủ tài khoản, nhưng người giám hộ là người mở và gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm. Đến kỳ hạn lựa chọn, có thể lên đến 10 năm và tối đa là 20 năm, người con sẽ được thụ hưởng và sổ tiết kiệm này như một khoản tài chính tích lũy cho con cái ăn học… Lãi suất tiết kiệm gửi góp thường sẽ tính theo biểu lãi suất hiện hành của mỗi NH, tùy theo kỳ hạn gui tien tiet kiem và được tính trên số dư thực tế trong sổ.

Linh hoạt cách gui tien tiet kiem


Hiện nay, việc gui tien tiet kiem có thể được thực hiện thông qua nhiều cách như qua thẻ ATM, qua ngân hàng trực tuyến, nộp tiền mặt hay chuyển khoản tại quầy và cho phép trích số dư tự động từ tài khoản khách hàng... Điều này giúp khách hàng dễ dàng và thuận tiện hơn khi lựa chọn hình thức tiết kiệm gửi góp hằng tháng.

Thảo Vy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét