Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Cho doanh nghiep FDI vay von kinh doanh: Sơ bộ là không lớn

Yêu cầu phải chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1617/CT-TTg, đã có những dữ liệu phân tích ban đầu.

Dư nợ chỉ chiếm tỷ trọng 3,6%


Thông tin sơ bộ cho thấy, dư nợ vay von kinh doanh đối với doanh nghiệp FDI so với tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống khá thấp; chủ yếu tập trung ở nhóm ngân hàng liên doanh và nước ngoài; tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn toàn hệ thống…

Cụ thể, theo báo cáo của 45 tổ chức tín dụng, chiếm tỷ trọng 70% dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp FDI của toàn hệ thống, đến cuối tháng 2/2012 , dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp FDI đạt trên 92,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,15% so với cuối năm 2011 và chiếm khoảng 3,6% tổng dư nợ.

Dư nợ vay vốn kinh doanh so với tổng dư nợ còn khá thấp.
Dư nợ vay von kinh doanh đối với doanh nghiệp FDI so với tổng dư nợ toàn hệ thống vẫn còn khá thấp.

Chuyển biến đáng chú ý là đang có sự dịch chuyển của dòng vốn tín dụng vào các kênh sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Dẫn đầu là dòng vốn tín dụng đổ vào lĩnh vực sản xuất. Dư nợ tính đến cuối tháng 2/2012 là gần 71 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 77% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI. Trong đó dư nợ cho vay đối với công nghiệp hỗ trợ tăng mạnh nhất tới 5,82% so với cuối năm 2011.

Trong khi đó, dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất tương ứng xấp xỉ 21,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 23% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI và giảm 1,44% so với cuối năm 2011.

Theo đánh giá ban đầu của các tổ chức tín dụng, rủi ro trong cho vay doanh nghiệp FDI không lớn: tính đến cuối tháng 2/2012, tình hình nợ xấu của doanh nghiệp FDI chỉ khoảng 2,07% -thấp hơn mức của toàn hệ thống, .

Quá nửa là vay ngân hàng ngoại

Kết quả tổng hợp trên cũng cho thấy, dư nợ cho vay von kinh doanh của nhóm ngân hàng liên doanh và nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI đến cuối tháng 2/2012 khoảng 49,75 nghìn tỷ đồng, chiếm 54% tổng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp FDI toàn hệ thống.

Nhìn chung, các doanh nghiệp đều chấp hành nghiêm các quy định về quản lý ngoại hối và thực hiện đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề nổi cộm về quản lý tài chính tại doanh nghiệp FDI, đang ảnh hưởng tới công tác kiểm soát hoạt động cho vay và sử dụng vốn tín dụng tại các doanh nghiệp này.

Năm 2011, kết quả thanh tra doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ, ngành thuế đã xử lý giảm lỗ khoảng 4.400 tỷ đồng tại 856 doanh nghiệp, tăng 2,5 lần so với năm trước; đồng thời truy thu thuế và phạt khoảng 1.650 tỷ đồng, tăng 4 lần so với năm 2010.

Ngoài ra, một số trường hợp vay von kinh doanh với mục đích nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào nhưng thực tế lại được công ty mẹ hỗ trợ vốn, cung cấp nguyên liệu đầu vào, bao tiêu sản phẩm và cho phép chiếm dụng vốn thương mại…

Thêm một vấn đề nữa là nhiều doanh nghiệp FDI đăng ký vốn điều lệ cao nhưng tiến độ góp vốn chậm, thậm chí điều chỉnh giảm vốn điều lệ. Vì vậy, vốn đăng ký theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp không phản ánh thức chất năng lực tài chính của doanh nghiệp, cũng “làm khó” cho công tác giám sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp.

Vũ Anh Quân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét