Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Cho doanh nghiệp vay von kinh doanh, ngân hàng còn gặp khó

Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết của bạn đọc Nguyễn Thiện Sơn nêu lên những vấn đề hiện nay của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng ngân hàng. Nội dung bài viết là quan điểm cá nhân tác giả trước thực tiễn vay von kinh doanh hiện nay. Ban biên tập rất mong nhận được ý kiến thảo luận của độc giả.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) khát vốn nhưng gặp khó khăn trong việc tiếp cận được gói vay von kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM), ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và hơn nữa là ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung. Vậy những khó khăn mà doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt khi vay von kinh doanh từ các NHTM là gì?

còn nhiều khó khăn khi vay von kinh doanh
Ngân hàng gặp khó khi cho doanh nghiệp vay von kinh doanh

Vấn đề lo ngại nhất của NHTM khi cho vay von kinh doanh là rủi ro nợ xấu luôn có khả năng xảy ra, ngân hàng luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro có thể xảy ra, trong thời kỳ mà nợ xấu của các ngân hàng đang ở mức báo động. Đứng về góc độ NHTM cho vay von kinh doanh, tôi nêu ra một số khó khăn phổ biến mà thực tế các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, khắc phục để có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

Về năng lực của lãnh đạo điều hành doanh nghiệp


Do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cạnh tranh càng lớn thì khả năng thành công của doanh nghiệp càng nhỏ. Vì vậy, việc lựa chọn kinh doanh trong lĩnh vực nào và cạnh tranh bằng cách nào để doanh nghiệp thành công tùy thuộc hoàn toàn vào khả năng, năng lực của lãnh đạo điều hành doanh nghiệp.

Phần lớn các lãnh đạo điều hành doanh nghiệp đều trưởng thành và đi lên từ thực tiễn, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Các lãnh đạo điều hành này thường đi từ kinh nghiệm hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình chưa được đào tạo qua trường lớp, nên không nắm bắt được nguyên lý hoạt động của ngành nghề kinh tế đặc thù mà doanh nghiệp đang hoạt động. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không có bằng cấp phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp mình đang hoạt động, điều đó cũng tạo khó khăn cho việc đánh giá năng lực điều hành lãnh đạo doanh nghiệp của các NHTM.

Mặt khác, thực tế nữa là lãnh đạo doanh nghiệp không được đào tạo bài bản nên phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam thường không biết cách quản lý dòng tiền hoặc quản lý dòng tiền không hiệu quả, đầu tư dàn trải dẫn đến các NHTM thường đánh giá năng lực lãnh đạo doanh nghiệp ở mức thấp.

Vì vậy, các lãnh đạo doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực và điều hành để quản lý doanh nghiệp tốt hơn, trên cơ sở đó các NHTM sẽ đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp tốt hơn.

Báo cáo tài chính thiếu minh bạch


Số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp (nhiều nhất là DNNVV) thường không trung thực và thiếu minh bạch. Số liệu thiếu thống nhất, chưa theo kịp các chuẩn mực quốc tế đang là rào cản lớn đối với doanh nghiệp khi vay von kinh doanh từ NHTM.

Theo qui định của Việt Nam hiện nay, có 6 loại doanh nghiệp bắt buộc phải được kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Riêng các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện vay vốn ngân hàng thì được kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng. Tuy nhiên, phần lớn các DNNVV đều không kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Nếu các NHTM yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán báo cáo tài chính thì trở thành một rào cản và tăng chi phí cho các doanh nghiệp.

Tiếp nữa, các chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt Nam là khá rõ ràng và đầy đủ nhưng chỉ so với điều kiện thị trường tại Việt Nam, chưa phù hợp chuẩn mực kế toán theo thông lệ quốc tế. Trong khi đó, việc phân loại khách hàng doanh nghiệp để cho vay von kinh doanh của các NHTM hiện nay lại đang dựa theo chuẩn mực quốc tế, mà chủ yếu khai thác thông tin trên báo cáo tài chính không theo chuẩn mực quốc tế của doanh nghiệp.

Vấn đề nữa là luật hiện hành không có chế tài đủ mạnh để bảo đảm các quy định về thông tin báo cáo tài chính được thực thi một cách nghiêm túc. Bởi chế tài quá nhẹ, không đủ sức răn đe nên nhiều nhà lãnh đạo điều hành doanh nghiệp đã không ngần ngại bóp méo thông tin báo cáo tài chính. Do đó, nếu doanh nghiệp không cải thiện chất lượng thông tin báo cáo tài chính, thì việc vay von kinh doanh từ các NHTM sẽ gặp khó khăn.

Trốn thuế


Hiện tượng trốn thuế của các doanh nghiệp đang phổ biến tại Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp đều lách luật, cố ý hạch toán tăng chi phí không thực tế trong hoạt động kinh doanh theo qui định để lợi nhuận trước thuế giảm tới mức tối thiểu hoặc thậm chí là âm, làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trở nên tồi tệ có chủ ý của doanh nghiệp.

Điều này vô hình chung, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay von kinh doanh từ các NHTM, các NHTM xem xét các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tính toán các chỉ tiêu trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để phân loại, đánh giá, xếp loại khách hàng thì dĩ nhiên đánh giá là hiệu quả thấp.

Do đó, nếu doanh nghiệp đã chủ ý trốn thuế thì khó tiếp cận vốn các NHTM, vì vậy lãnh đạo doanh nghiệp phải thực hiện việc ghi nhận kết quả kinh doanh thực tế phát sinh để NHTM có thể đánh giá đúng hiệu quả của việc kinh doanh.

Thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt


Thông tư 09/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hiệu lực ngày 01/6/2012 đã quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay và thực hiện thanh toán trực tiếp cho bên thụ hưởng với số tiền từ 100.000.000 đồng trở lên cho một lần giải ngân.

Tuy nhiên thực tế, doanh nghiệp vẫn thích giải ngân bằng tiền mặt có rất nhiều lý do để doanh nghiệp biện minh cho việc dùng tiền mặt như: bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Để trả lương cho người lao động; Để bù đắp phần vốn tự có, nguồn tài chính mà khách hàng vay đã sử dụng để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống;...

Đứng trên góc độ NHTM cho vay von kinh doanh, các lý do của doanh nghiệp đưa ra tỏ ra có lý. Nhưng khi làm thủ tục giải ngân vốn tín dụng bằng tiền mặt thì doanh nghiệp không chứng minh được việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Rõ ràng nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng sơ hở này sử dụng vốn vay sai mục đích, vì nhiều doanh nghiệp không đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn nên đây cũng là một rào cản trong việc cho vay đối với NHTM.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện đề án TTKDTM giai đoạn 2 (2010-2015) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán dưới 11%, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng lên 35- 40%, triển khai 250.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) với số lượng trên 200 triệu giao dịch/năm. Việc mở rộng TTKDTM sẽ mang đến nhiều lợi ích, thu hút tiền nhàn rỗi trong xã hội, tăng nguồn vốn cho đầu tư và mở rộng sản xuất.

Do đó, cùng với các NHTM, các doanh nghiệp cũng nên chủ động thực hiện TTKDTM giúp NHNN tăng khả năng kiểm soát khối lượng tiền trong nền kinh tế, điều hành tốt hơn chính sách tiền tệ quốc gia. TTKDTM sẽ tạo môi trường pháp lý quan trọng hỗ trợ các cơ quan chức năng tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tội phạm kinh tế của Nhà nước.

Tài sản bảo đảm (TSBĐ)


Các doanh nghiệp khi vay von kinh doanh từ các NHTM thường thiếu TSBĐ theo quy định, nguyên nhân có nhiều lý do, nhưng nhìn chung như sau:

- Nhu cầu vay von kinh doanh của doanh nghiệp thì cao và tài sản cố định của doanh nghiệp thực tế trên báo cáo tài chính cũng cao, nhưng giấy phép về quyền sử dụng và quyền sở hữu thì không có hoặc có không đầy đủ theo quy định hiện hành nên không thế chấp để vay vốn được. Việc không có giấy phép về quyền sử dụng và quyền sở hữu thì có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do chi phí cho việc có được giấy phép quyền sử dụng và quyền sở hữu lớn, thủ tục hành chính rườm rà,... cũng là một trở ngại cho doanh nghiệp.

- Khi vay von kinh doanh từ các NHTM các doanh nghiệp luôn bảo đảm với ngân hàng dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả nhưng chỉ thiếu TSBĐ của doanh nghiệp. Các NHTM đề nghị TSBĐ của bên thứ ba thì đại diện doanh nghiệp hoặc người có liên quan đến doanh nghiệp không đồng ý đưa tài sản thuộc quyền sử dụng và quyền sở hữu của mình dù rằng luôn khẳng định dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả, đây cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp cũng phải xem lại. Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế hiện nay, thiết nghĩ lĩnh vực kinh doanh nào cũng gặp rủi ro thị trường đầu ra thì để đảm bảo hoàn vốn cho các NHTM thì việc các NHTM yêu cầu có TSBĐ là hoàn toàn có cơ sở.

- Trường hợp đặc thù đối với dự án bất động sản (BĐS), dự án BĐS được chủ đầu tư thế chấp để vay von kinh doanh tại các NHTM, sau đó lại được chính NHTM đó hoặc NHTM khác cho vay để khách hàng mua các căn hộ của chính dự án BĐS đó. Rủi ro từ việc cho vay von kinh doanh mà TSBĐ là dự án BĐS sẽ rất lớn, bởi NHTM đã hai lần giải ngân cho hai khoản vay khác nhau mà chỉ có một TSBĐ. Đây cũng là một rủi ro về TSBĐ cho các NHTM khi cho vay von kinh doanh mà doanh nghiệp cần quan tâm tránh, mà nhất là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực BĐS.

Trên đây là các vấn đề mà doanh nghiệp khi vay von kinh doanh các NHTM cần khắc phục, thay đổi sao cho phù hợp với các quy định của NHTM. Dù rằng trong giai đoạn hiện nay, việc tăng trưởng tín dụng của các NHTM gặp khó khăn với mong muốn là cầu nối giữa doanh nghiệp và các NHTM, sẽ là sự hài hoà cho cả hai phí nếu hai bên đều phải cố gắng để hiểu nhau hơn giữa NHTM và doanh nghiệp.

Nguyễn Thiện Sơn (Biên Hòa - Đồng Nai)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét