Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Giảm lãi suất tiền gửi ngân hàng chưa đủ

Tín dụng toàn bộ nền kinh tế tính đến ngày 21-8-2014 mới chỉ tăng 4,33% so với cuối năm 2013, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng 12-14% của cả năm. Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đang là một bài toán nan giải đối với các ngan hang tmcp. Việc một số NH tiếp tục giảm lãi suất huy động được xem là cơ sở cho việc giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Xung quanh vấn đề này, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển.
tiền gửi ngân hàng
Giảm lãi suất tiền gửi ngân hàng chưa đủ


PHÓNG VIÊN: - Các ngân hàng công bố biểu lãi suất huy động mới, giảm ở hầu hết các kỳ hạn, các NH nhỏ cũng rục rịch giảm theo. Hiện tại mức lãi suất tiền gửi ngân hàng xuống thấp nhất chỉ 4,5%/năm kỳ hạn 1 tháng. Ông đánh giá như thế nào về động thái này của các NH?

TS. Đinh Thế Hiển: - Trong các năm 2011-2013, nguồn vốn căng thẳng, các NH phải cạnh tranh huy động nhưng bị NHNN kiểm soát nên đã cho các kỳ hạn gần như nhau ở mức tối đa. Điều này tạo tâm lý cho người gửi tiền lãi suất các kỳ hạn chênh nhau không đáng kể.

Bởi việc giảm lãi suất chủ yếu diễn ra ở các kỳ hạn dưới 1 năm. Điều này cũng cần thiết để đưa lãi suất các mức kỳ hạn về đúng bản chất huy động và sử dụng vốn. Lãi suất tiền gửi ngân hàng 1 tháng 4,5%/năm so với kỳ hạn 12 tháng vào khoảng 7%/năm là hoàn toàn hợp lý. Người gửi tiền tiết kiệm muốn có lãi suất tốt phải gửi kỳ hạn từ 1 năm trở lên và rút trước kỳ hạn phải bị phạt. Với nguồn vốn kỳ hạn dài này, các NH mới hoạch định kế hoạch kinh doanh một cách chủ động. Đây cũng là cơ sở để NH có thể cho vay dài hạn với lãi suất thấp hơn.

- Báo cáo tài chính của nhiều NH đều cho thấy tăng trưởng huy động cao trong khi tăng trưởng tín dụng rất thấp, thậm chí có NH còn âm. Theo ông tại sao tín dụng trong thời gian qua lại tăng thấp như vậy?

- Nhìn vào thực tế từng khu vực của nền kinh tế chúng ta sẽ có phần nào câu trả lời. Chẳng hạn, thị trường bất động sản có nhiều động thái tích cực nhưng chưa thực sự phục hồi, do vậy nguồn vốn vào khu vực này còn rất hạn chế. Đầu tư công của Chính phủ về hạ tầng chưa đẩy mạnh cũng kéo theo tín dụng trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và xây dựng chưa thể tăng tốt.

Trong khi đó, xuất khẩu là khu vực đang có nhiều thuận lợi do kinh tế thế giới phục hồi, tuy nhiên các doanh nghiệp lĩnh vực nông thủy sản, đặc biệt là cà phê, cao su, cá ba sa lại đang gặp nhiều khó khăn khiến NH chưa dám ra vốn mạnh. Ngoài ra, tiêu dùng nội địa đang gặp khó khăn cũng làm các NH chọn lựa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đủ điều kiện để cho vay.

- Như vậy trong bối cảnh hiện nay các NH phải làm gì kích doanh nghiệp vay vốn để giải được bài toán đầu ra cho đồng vốn?

- Hiện các NH đang phải chịu áp lực lớn trong việc gia tăng hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh lẫn nhau. Do đó, đa số NH đều đang tích cực tìm kiếm người vay từ khách hàng cá nhân cho đến doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp tốt đã sẵn có NH cho vay, nhưng sự cạnh tranh để có được đối tượng cho vay này cũng không dễ dù có đưa chính sách tốt. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) có nhu cầu vay vốn nhưng để đạt tiêu chuẩn cho NH giải ngân cũng là một vấn đề.

Do vậy, bên cạnh các gói cho vay với lãi suất thấp và chính sách ưu đãi trong thời gian gần đây, các NH còn phải chấp nhận giảm một số tiêu chuẩn cho vay. Bù lại điều này, cán bộ NH phải tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm, lựa chọn doanh nghiệp cho vay và hỗ trợ họ trong quá trình sử dụng vốn. Để làm tốt điều kiện này NH cũng cần chủ động trong việc tương tác với doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả.

- Ông dự báo như thế nào về tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới và cần thêm chính sách gì để khơi thông dòng vốn?

- Tín dụng trong các tháng cuối năm và trong năm 2015 chắc chắn sẽ tăng tốt hơn hiện nay do lĩnh vực bất động sản và xây dựng đang từng bước phục hồi, các lĩnh vực xuất khẩu nông thủy sản sẽ tăng tốt và tiêu dùng nội địa cũng được cải thiện.

Tuy nhiên, tôi cho rằng quan trọng nhất vẫn là sự chủ động của các NH trong việc đưa vốn ra thị trường. Dù vậy, cũng không loại trừ trường hợp một số NH sẽ tiếp tục gặp khó khăn, thậm chí bị sáp nhập vì không đủ nguồn lực giải quyết nợ xấu từ việc cho vay tràn lan, cho vay “sân sau” những dự án lớn trong các năm trước đó.

Dòng chảy tín dụng đang bị chậm cũng có giá trị của nó. Đó là giúp cho dòng vốn không rơi vào khu vực trì trệ, không có năng lực tạo ra giá trị thật. Do vậy, đây là cơ hội để dòng chảy tín dụng dịch chuyển theo hướng giúp nền kinh tế đi vào quỹ đạo tăng trưởng bền vững, tạo điều kiện để tái cấu trúc nền kinh tế. Để thực hiện được điều này, chính sách của Chính phủ nên tập trung vào việc tạo ra môi trường kinh tế thị trường tốt hơn, tức giảm bớt những quy định, thủ tục không cần thiết để hoạt động kinh tế thuận lợi.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng để kết nối các khu vực kinh tế, tạo giao thương thuận lợi, cũng như miễn giảm một số loại thuế để hỗ trợ doanh nghiệp. Với những hoạt động tạo môi trường tích cực chung cho nền kinh tế sẽ là động lực tốt nhất để tín dụng gắn với nền kinh tế phát triển. Còn những biện pháp trực tiếp cho vay như các gói tín dụng hỗ trợ của Chính phủ thì cũng tốt, nhưng cần hạn chế vì sẽ có nhiều tiêu cực kèm theo.

Nguồn:

http://www.saigondautu.com.vn/pages/20140903/giam-lai-suat-chua-du.aspx

Xem thêm tại tin tức ngan hang tmcp phuong dong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét